×

Test Case mẫu và những lưu ý bạn nên biết

TTC Solutions June 14, 2022 0 Comments

Với bất kỳ quá trình kiểm thử nào, test case mẫu luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Test Case mẫu sẽ giúp các hoạt động kiểm thử diễn ra đúng quy trình tiêu chuẩn và hạn chế các lỗi bị bỏ sót sau này.

Hôm nay, TTC Solutions sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin bạn cần biết khi viết test case mẫu. Những lưu ý “nhỏ mà có võ” này chắc chắn sẽ giúp bạn củng cố kiến thức và kỹ năng làm Software Tester của mình!

1. Vì sao phải có Test Case mẫu?

Trong suốt quá trình kiểm thử, tester sẽ liên tục thực hiện hàng loạt quy trình kiểm tra. Do đó, rất nhiều test case khác nhau sẽ được viết ra. Nếu dự án không có một test case mẫu làm tham khảo, tình trạng mỗi test case mang một “màu sắc” khác nhau có thể sẽ xảy ra.

Vì vậy, test case mẫu sẽ là bản tiêu chuẩn mà tester dựa vào để viết các test case cụ thể. Nó sẽ là mẫu chung, giúp cho quá trình kiểm thử của cả nhóm trở nên thống nhất. Từ đó, các bên tham gia đều có thể hiểu được về từng test case cụ thể, ngay cả khi test case đó không phải do mình viết.

Việc các test case được viết theo một mẫu chung cũng sẽ giúp Tester viết các test case được dễ dàng hơn và hạn chế các lỗi cơ bản.

2. Công cụ viết Test Case mẫu

Hiện nay, chúng ta có nhiều công cụ khác nhau phục vụ việc viết test case mẫu. Việc lựa chọn công cụ nào để viết test case mẫu phụ thuộc vào chính sách kiểm thử của dự án.

Chẳng hạn, nhiều tổ chức vẫn đang sử dụng Microsoft Excel để viết test case. Trong khi đó, nhiều nơi lại sử dụng Microsoft Word.

Một số khác lại viết test case bằng chính những công cụ quản lý test case. Những công cụ đó có thể là HP ALM, ReQtest, hay TestRail,…

Ít ai biết TestRail cũng có khả năng viết Test Case mẫu.
Ít ai biết TestRail cũng có khả năng viết test case mẫu.

3. Nội dung và hình thức của Test Case mẫu

Một test case mẫu tốt phải được thiết kế khoa học, rõ ràng. Đồng thời, nó phải chứa đầy đủ những thông tin cần thiết.

  • Về hình thức: Định dạng của test case có thể khác nhau, tùy vào mục đích và công cụ được sử dụng. Chẳng hạn, nếu công ty của bạn dùng các công cụ quản lý để viết test case, thì các công cụ đó sẽ quyết định hình thức của test case mẫu.
  • Về nội dung: Một test case mẫu có thể chứa nhiều nội dung khác nhau. Những nội dung này được gọi là các trường (field). Chúng bao gồm các trường bắt buộc phải có và các trường bổ sung (tùy chọn).
Nội dung và hình thức của Test Case mẫu sẽ khác nhau tùy vào tình huống sử dụng.
Nội dung và hình thức của test case mẫu sẽ khác nhau tùy vào tình huống sử dụng.

Dưới đây là một vài thông tin tham khảo về để bạn viết một Test Case mẫu căn bản nhất:

4. Các trường bắt buộc

Một Test Case mẫu luôn phải có các trường bắt buộc. Đây là những thông tin quan trọng không thể thiếu trong Test Case. Đó là:

  • Test case ID: Trường này là ID duy nhất dùng cho mỗi Test Case. Bạn nên đặt ID cho dễ hiểu, thể hiện được loại Test Case. Ví dụ: ‘TC_UI_1’ là viết tắt của “user interface test case #1” (trường hợp kiểm tra giao diện người dùng số 1).
  • Test Steps (các bước kiểm thử): Trường này liệt kê chi tiết tất cả các bước thực hiện kiểm thử. Bạn nên viết các bước kiểm thử theo thứ tự mà chúng sẽ được thực hiện. Nội dung của trường này càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt. Nó sẽ giúp bạn quản lý được Test Case hiệu quả hơn với ít số lượng trường hơn.
  • Test Data (dữ liệu kiểm thử): Trường này sẽ liệt kê chi tiết các dữ liệu được sử dụng trong Test Case.
  • Expected result (kết quả mong đợi): Trường này mô tả chi tiết kết quả đầu ra cần phải có của hệ thống sau khi thực hiện test. Thông tin đó bao gồm cả các thông báo hoặc lỗi sẽ hiện thị trên màn hình.
  • Actual result (kết quả thực tế): Trường này ghi lại tất cả các kết quả tích cực lẫn tiêu cực mà thực tế bạn có thể nhận được từ bài test. Điều này giúp xác nhận hoặc phủ nhận kết quả mong đợi nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào gây lỗi.
  • Pass/Fail: Dùng để đánh dấu kết quả là thành công hay thất bại.
Test Case mẫu dù theo hình thức nào cũng phải có một số thông tin bắt buộc.
Test Case mẫu dù theo hình thức nào cũng phải có một số thông tin bắt buộc.

5. Các trường bổ sung

Bạn có thể thêm vào một số trường bổ sung khác tùy vào mục đích sử dụng Test Case. Chẳng hạn:

  • ID lỗi/Liên kết lỗi: Trường này sẽ chứa liên kết dẫn trực tiếp đến nhật ký lỗi (defect log). Hoặc trường này cũng có thể chỉ chứa mã ID của lỗi.
  • Test Type/Keywords (Loại Test/Từ khóa): Trường này có thể được sử dụng để phân loại các Test Case. Ví dụ, chức năng, khả năng sử dụng, quy tắc kinh doanh,…
  • Requirements: Trường này ghi nhận các yêu cầu đặc biệt dành cho Test Case.
  • Tệp đính kèm/Tài liệu tham khảo: Trường này cung cấp các liên kết của tài liệu liên quan. Chẳng hạn, trong một số trường hợp tester có thể sử dụng sơ đồ Visio làm tài liệu tham khảo.
  • Automation: Trường này dùng để đánh dấu trạng thái tự động hóa của các Test Case.

Trên đây là những lưu ý bạn cần biết khi viết test case mẫu. TTC hy vọng bạn sẽ có thể tự viết được một test case mẫu đúng với mục đích của mình.

Related Posts

Top 8 website tự học tester miễn phí (updated 2022)

June 07, 2022 | Uncategorized @vi , Blog
Ở bài viết này, TTC sẽ giới thiệu top 8 website tự học tester miễn phí tốt nhất. Với nguồn tài
Read More

Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ TTC Việt Nam và Công ty Cổ phần Giá trị Cộng đồng SSKPI

November 23, 2022 | Uncategorized @vi , Blog , Blogs , Recruitment
Ngày 21/11 vừa qua, tại Văn phòng Charmvit đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa
Read More

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments